Gieo Quẻ Mai Hoa - Gieo quẻ hỏi việc

Gieo Quẻ Mai Hoa – Phần mềm lập quẻ Kinh dịch – Mai hoa Dịch số

Gieo quẻ hỏi việc

Gieo quẻ hỏi việc bằng phương pháp gieo quẻ Mai Hoa. Lấy giờ động tâm theo thời gian để kết nối với vũ trụ, giúp khai sáng vấn đề đang gặp thắc mắc. Gieo quẻ hỏi việc Mai Hoa được phát triển theo phương pháp lấy quẻ của Thiệu Vĩ Hoa, nhưng hầu hết được luận quẻ theo phương pháp Lục Hào - ứng dụng 64 quẻ Kinh Dịch cùng các hào động để mô tả sự vận động và lý giải nguyên lý của vũ trụ

THAM GIA CÁC NHÓM SAU ĐỂ XIN ĐƯỢC LUẬN GIẢI LÁ QUẺ MIỄN PHÍ 

Kinh dịch luận giảiKINH DỊCH HỌC LUẬN GIẢI

Kinh dịch luận giảiKINH DỊCH LỤC HÀO

Kinh dịch luận giảiChia sẻ Thảo luận kiến thức ...

Sau khi lấy được lá quẻ, các bạn tải ảnh về và truy cập các nhóm facebook trên để xin được luận giải.

Về Mai Hoa Dịch Số

Mai Hoa Dịch Số (nguyên gốc chữ Hán: 梅花易數) là một hình thức xem bói được xây dựng dựa theo hệ thống triết lý Kinh Dịch với các thuyết Âm dương, ngũ hành, bát quái, can chi, thế ứng, biến, hỗ...

Cách lập quẻ theo Mai Hoa rất đa dạng, nhưng thông dụng nhất vẫn là cách lập theo năm, tháng, ngày giờ. Lấy quẻ Chính, hào động và quẻ biến căn cứ vào sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được, đo đếm được hoặc giờ, ngày, tháng, năm xảy ra (theo âm lịch).

Nguồn gốc:

Thiệu Ung (邵雍) (1011 - 1071), tự là Nghiêu Phu (堯夫), hiệu là Khang Tiết (康節), người đời Bắc Tống (Trung Quốc) đã nghiên cứu và phát triển Dịch học và đã có những đóng góp to lớn. Ông đã dùng bát quái để dự đoán thông tin, sáng tạo ra phương pháp lấy quẻ theo sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được hoặc giờ, ngày, tháng, năm (theo âm lịch) xảy ra; dùng các phép tính cộng - trừ để lập quẻ; tìm ra hào động; căn cứ sự sắp xếp của âm dương ngũ hành bát quái cùng các phương pháp phân tích vận khí suy vượng, ngũ hành sinh khắc, quẻ thể, dụng cùng với văn từ của Chu Dịch để đoán giải vận hạn, đoán giải sự việc. Bộ sách "Mai Hoa Dịch số" của Thiệu Tử còn lưu lại đến ngày nay và được coi là một trong Tứ Đại kỳ thư của nền văn hoá Trung Hoa gồm: Kinh dịch (Chu dịch) của Chu Văn Vương soạn, Mai Hoa Dịch do Thiệu Khang Tiết soạn, Ma Y Tướng Thuật do Ma Y Tôn Giả soạn và Địa Lý Toàn Thư (không rõ tác giả) Việt nam dịch là Phong Thủy Toàn Tập gồm 3 tập.

Từ thập niên 1980, Thiệu Vĩ Hoa (sinh năm 1936 tại Hồ Bắc - Trung Quốc), là hậu duệ đời thứ 29 của Thiệu Khang Tiết, đã nghiên cứu, phát triển phương pháp dự đoán này và được cho là có những thành công đáng kể. Nhiều tác phẩm của Thiệu Vĩ Hoa đã được dịch và phát hành tại Việt Nam.

Hướng dẫn gieo quẻ Mai Hoa

Cách lập quẻ theo mai hoa dịch số rất đa dạng, nhưng thông dụng nhất vẫn là cách lập theo năm, tháng, ngày và giờ để gieo quẻ hỏi việc. Vậy nên ở đây chúng tôi hướng dẫn quý vị sử dụng phương pháp gieo quẻ theo thời gian.

Về quái số

Chu dịch quái số dùng hệ số theo Tiên Thiên Bát Quái như sau:

QuáiCànĐoàiLyChấnTốnKhảmCấnKhôn
TượngThiênTrạchHỏaLôiPhongThủySơnĐịa
Số quái12345678

 

Về ngũ hành sinh khắc

Ngũ hành gồm 5 hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thể hiện các quan hệ tương sinh, tương khắc. Mối quan hệ này ràng buộc, khống chế lẫn nhau để tạo sự hài hòa, cân bằng của vạn vật trong vũ trụ.

quan hệ ngũ hành trong Mai Hoa Dịch Số

 

  • Mối quan hệ tương sinh gồm:  Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim
  • Mối quan hệ tương khắc gồm: Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ; Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim

Ngũ hành bát quái

QuáiCànĐoàiLyChấnTốnKhảmCấnKhôn
Ngũ HànhKimKimHỏaMộcMộcThủyThổThổ

 

Suy vượng của quái khí

  • Chấn - Tốn: thuộc Mộc, nên vượng ở mùa Xuân, suy ở mùa Thu.
  • Ly: thuộc Hỏa, vượng ở mùa Hạ, suy ở mùa Đông.
  • Càn - Đoài: thuộc Kim, vượng ở mùa Thu, suy ở mùa Hạ.
  • Khảm:  thuộc Thủy, vượng ở mùa Đông, suy ở tháng thuộc Thổ như: Thìn (tháng 3), Tuất (tháng 9), Sửu (tháng 12), Mùi (tháng 6).
  • Khôn - Cấn: thuộc Thổ, vượng ở Thìn (tháng 3), Tuất (tháng 9), Sửu (tháng 12), Mùi (tháng 6). Suy ở mùa Xuân.

10 Thiên Can

  • Giáp, Ất thuộc Mộc (phương Đông).
  • Bính, Đinh thuộc Hỏa (phương Nam).
  • Mậu, Kỷ thuộc Thổ (Trung ương).
  • Canh, Tân thuộc Kim (phương Tây).
  • Nhâm, Quý thuộc Thủy (phương Bắc).

12 Địa Chi

  • Tý (Chuột) thuộc Thủy; Sửu (Trâu) thuộc Thổ.
  • Dần (Cọp) thuộc Mộc; Mẹo (Thỏ hay Mèo) thuộc Mộc.
  • Thìn (Rồng) thuộc Thổ; Tỵ (Rắn) thuộc Hỏa.
  • Ngọ (Ngựa) thuộc Hỏa; Mùi (Dê) thuộc Thổ.
  • Thân (Khỉ) thuộc Kim; Dậu (Gà) thuộc Kim.
  • Tuất (Chó) thuộc Thổ; Hợi (Heo) thuộc Thủy.

Ngũ Hành Vượng Suy

MùaVượngTướngHưu
XuânMộcHỏaThủyThổ
HạHỏaThổMộcKim
ThuKimThủyThổMộc
ĐôngThủyMộcKimHỏa
Tứ quýThổKimHỏaThủy


Bốn tháng Tứ Quý: Thìn (tháng 3), Tuất (tháng 9), Sửu (tháng 12), Mùi (tháng 6).

Quy lệ về cách lấy quẻ

Phàm hệ quái có 8 quái(Bát Quái), nên hệ số cũng chỉ dừng lại ở số 8. Nếu xét số vượt qua số 8 thì lại tính quay lại từ đầu. 

Ví dụ: số 1 là càn, 2 là đoài, 3 là ly, 4 là chấn, 5 là tốn, 6 là khảm, 7 là cấn, 8 là khôn thì 9 quay lại là 1. Lưu ý: số 0 thì được xem là 8.

Mẹo tính nhanh đối với các con số lớn là lấy số đó chia cho 8 và lấy số dư. Cách dễ hiểu hơn là lấy số đó trừ đi 8 đến khi nào kết quả còn lại 8 trở xuống thì dừng.

Quy lệ về cách lấy hào

Hào lại chia ra dương hào và âm hào. Dương hào có một vạch liền (———). Âm hào là hào đứt đoạn ở giữa thành hai gạch ngắn (— —).

Một quẻ có 6 hào, nên muốn lấy hào động thì cứ lấy tổng số mà trừ đi 6 đến khi nào kết quả còn lại từ 6 trở xuống thì dừng. Hoặc chia cho 6 lấy "số dư".

Có được hào động rồi, xét hào ấy là âm hay dương mà biến đổi ngược lại để lấy quẻ biến.

Hỗ Quái

Hỗ quái thì chỉ dùng trong tám quái đơn, chẳng cần thiết đến 64 trùng quái.

Hỗ quái chỉ lấy thượng quái và hạ quái, hai đơn quái đó thay đổi lẫn nhau bằng cách bỏ hẳn sơ hào và đệ lục hào (tức là hào thứ nhất và hào thứ sáu), chỉ dùng bốn hào trung gian ở giữa thay đổi lẫn nhau, đoạn chia làm hai quái phụ gọi là Hỗ quái.

  • Hỗ quái phần trên, lấy hai hào (hào 4 và hào 5) của thượng chánh quái và một hào (hào thứ 3) của hạ chánh quái, đem làm Hỗ quái phần trên.
  • Hỗ quái phần dưới, lấy một hào của thượng chánh quái (hào thứ 4) và hai hào (hào thứ 2 và hào thứ 3) của hạ chánh quái, đem làm Hỗ quái phần dưới.

Cách tính quẻ qua ngày tháng năm

Để lập quẻ qua ngày tháng năm và giờ, chúng ta phải quy ra lý số của từng trụ: ngày, tháng, năm, giờ.

Lấy số lý năm như sau:

NămSửuDầnMãoThìnTịNgọMùiThânDậuTuấtHợi
Số lý123456789101112

 

Lấy số lý tháng như sau:

ThángTháng 1Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6Tháng 7Tháng 8Tháng 9Tháng 10Tháng 11Tháng 12
Số lý123456789101112

 

Lấy số lý ngày như sau: ngày mồng một số 1, ngày mồng hai số 2, ngày mồng ba số 3,... ngày Rằm số 15, ngày ba mươi số 30.

Lấy số lý giờ như sau:

GiờSửuDầnMãoThìnTịNgọMùiThânDậuTuấtHợi
Số lý123456789101112
 

 

Tính thượng quái

Lấy số năm, tháng và ngày làm Thượng quái. Tức là cộng số lý của ngày, tháng năm lại, sau đó chia 8 lấy số dư hoặc dùng cách trừ đi 8 đến khi kết quả bằng 8 trở xuống thì dừng.

Thí dụ: Năm Tý, tháng 5, ngày 27. Thì năm Tý là số 1 cộng với số 5 (tháng 5) cộng với số 27 (số ngày); tổng số: 1+5+27= 33 chia 8 dư 1. Vậy lấy Số 1 tức là quẻ Càn. (Tra quái số theo bảng phía trên).

Ta đã có thượng quái là Càn.

quái Càn

Tính Hạ Quái

Lấy số lý của Ngày, Tháng, Năm và Giờ để làm Hạ Quái. Tức cộng số lý của ngày+tháng+năm+giờ. Sau đó chia cho 8 lấy số dư để xác định hạ quái.

Thí dụ: Năm Tý, tháng 5, ngày 27 lúc nãy chúng ta đã cộng là 33, bây giờ cộng thêm giờ Ngọ là 7. Ta có: 33+7=40 chia 8 dư 0. (0 được tính thành 8). Số quái 8 là quái Khôn.

Vậy xác định được hạ quái là Khôn.

quái khôn

 

Thượng quái là Càn tượng là Thiên, hạ quái là Khôn tượng là Địa. Tra bảng bên dưới thì ta được quẻ Thiên Địa Bĩ.

Tính Hào Động

Tính hào động thì lấy tổng số lý ngày+tháng+năm+giờ chia cho 6 lấy số dư. 

Ví dụ: 1+5+27+7=40 chia 6 dư 4. (Nếu quý vị không biết chia lấy dư thì cứ lấy 40 trừ đi cho 6 đến khi nào kết quả nhỏ hơn hoặc bằng 6)

Ta có kết quả là 4 thì 4 chính là hào động.

thiên địa bỉ động hào 4

Tính quẻ biến

Tính được hào động, ta xét xem hào động là hào âm hay dương. Sau đó đảo ngược âm dương hào động thì ta có được quẻ biến.

Như ví dụ trên, ta có quẻ Thiên Địa Bỉ động hào 4. Hào 4 là hào dương(vạch liền), động biến thành hào âm. Vậy ta có được quẻ Phong Địa Quán.

Tính quẻ biến trong Mai Hoa Dịch Số
Thiên Địa Bỉ động hào 4 biến thành Phong Địa Quán

Bảng tra cứu 64 quẻ Kinh Dịch

bảng tra 64 quẻ dịch
Bảng tra 64 quẻ Kinh Dịch

Tổng kết

Trong toàn quẻ gồm có Quẻ Chủ, Quẻ Hỗ, quẻ Biến. Đối với phương pháp Mai Hoa Dịch Số, khi gieo quẻ hỏi việc cần chú trọng quẻ Chủ và quẻ Biến. Ngày nay, đa số người gia gieo quẻ Mai Hoa nhưng thường luận theo phương pháp lục hào. 

Trong đó có xét Thể và Dụng, sau đó xét quẻ Hỗ và Biến. Xét cả Thượng quái và Hạ quái mà suy sinh khắc; thứ đến Biến quái là Dụng quái ở Chánh quái biến ra. Với Biến quái này, ta chỉ dùng độc quái đó mà suy thôi; nghĩa là quái nào biến ở Quẻ Chủ ra, thì chỉ dựa vào quái biến đó mà suy.

Tùy theo Dụng quái ở Quẻ Chủ, nếu ở trên thì Biến quái cũng ở trên. Nếu Dụng quái của Chánh quái nằm dưới, thì Biến quái cũng ở dưới, còn ít khi xét đến quái nằm trên hay dưới của Biến quái đó. Vì chỉ có Biến quái, biến ở Dụng quái ra là chung kết sự việc của Dụng quái thôi. Tuy vậy nhiều khi cũng cần cả hai, để xưng danh trùng quái, mà suy nghiệm 64 quái từ và 384 hào từ. 

Bạn cũng có thể áp dụng kiến thức cơ bản này để chọn sim phong thủy.