Giỏ sim (0)

Ngũ hành và các mối quan hệ sinh khắc trong ngũ hành

Học thuyết về âm dương ngũ hành, bát quái không chỉ thể hiện trong tự nhiên mà còn thể hiện ở vận mệnh con người. Với 5 yếu tố cơ bản là kim, mộc, thủy, hỏa và thổ, ngũ hành đã được ứng dụng rất nhiều. Phải kể đến việc xem tử vi phong thủy qua ngũ hành, xem số sim qua ngũ hành, xem nhà cửa, đá phong thủy hay đơn giản hơn là màu áo, logo, bảng hiệu cũng được làm dựa theo mệnh của người chủ. Nhiều người chỉ hiểu cơ bản ngũ hành và việc ứng mệnh năm sinh với ngũ hành kim ,mộc, thủy, hỏa và thổ thôi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết để mọi người có cách nhìn tường tận nhất về ngũ hành!

ngũ hành
Quan hệ của ngũ hành

Ngũ hành vốn là 5 nguyên tố cơ bản của vũ trụ (kim mộc thủy hỏa thổ), nơi nào có đủ 5 yếu tố này sẽ xuất hiện sự sống. Vậy nên, người xưa ứng dụng nó để làm hệ quy chiếu phản ánh cho các thuật phong thủy, giúp xác định sự vượng suy của âm dương trạch, mệnh lý đời người, cũng như ứng dụng trong quân sự, thiên văn, y học, lịch pháp, dược học, võ học, định chế xã hội, địa lý, chiêm tinh, bói toán,…

Ngũ hành

Học thuyết ngũ hành có nguồn gốc từ Trung Hoa, người ta cho rằng được ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 12 TCN.

Học thuyết ngũ hành ra đời sau học thuyết về Bát Quái rất lâu về sau. Nếu như Bát Quái thể hiện thuộc tính âm dương thì ngũ hành thể hiện các trạng thái khác nhau của vũ trụ. Người ta ứng dụng học thuyết ngũ hành để bổ sung và giải thích cho học thuyết phong thủy được rõ ràng và chi tiết hơn.

Ngũ hành là gì?

Ngũ hành là năm loại vật chất cơ bản tồn tại và vận động vĩnh cửu trong vũ trụ. Bao gồm 5 hành: Kim - Mộc - Thủy -  Hỏa -Thổ. (Cách đọc thông thường: Kim  Mộc Thủy Hỏa Thổ)

Trong đó:

  • Mộc là cây cối, có tính sinh sôi, dài thẳng.
  • Hỏa là lửa, tính nóng, hướng lên.
  • Thổ là đất, có tính dung dưỡng, thuần hóa, dục.
  • Kim là kim loại, hanh tĩnh cứng mạnh, thụ, sát.
  • Thủy là nước, hàn lạnh, đông cứng.

Ngũ hành tùy theo trạng thái mà phân thành đặt tính âm dương ngũ hành khác nhau. Cụ thể như: Mộc có âm Mộc và dương Mộc, Hỏa có âm Hỏa và dương Hỏa, Thổ có âm Thổ và dương Thổ, Kim có âm Kim và dương Kim, Thủy có âm Thủy và dương Thủy.

1.Ngũ hành theo học thuyết vật chất

Năm vật chất cơ bản này luôn luôn vận động trong sự tương tác của các điện trường ở từng môi trường không gian nhất định trong vũ trụ, sẽ hình thành từng chỉnh thể hay sự vật hiện tượng theo một hệ thống hoàn chỉnh.

2.Ngũ hành theo học thuyết về khí

Ngũ hành là bản chất vô cùng vô tận ở giữa Trời và Đất. Ngũ hành chính là khí hậu của mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, lưu chuyển giữa Trời và Đất, tuần hoàn không ngừng nên gọi là Hành.

Qua hai luồng quan điểm vậy, chúng ta thầy rằng, ngũ hành chính là một hệ quy chiếu để phản ánh sự sinh trưởng và phát triển của vạn vật trong vũ trụ có sự sống. 

Nói cách khác, đối với huyền môn (tức là các môn nghiên cứu về thế giới vô hình), người ta ứng dụng lý thuyết về vật chất ngũ hành để làm tham chiếu cho các học thuyết về phần "khí" mà chúng ta không thấy được. Khi nói theo học thuyết về khí, người ta gọi là Ngũ Khí.

Về màu sắc, ta vẫn thường nghe nói xanh, vàng, đỏ, trắng, đen là màu biểu trưng của năm nguyên tố này. Trên thực tế, đó chỉ là đại khái phổ biến, chứ màu thì mỗi nguyên tố đều có khá nhiều màu, đó là chưa nói thêm về sắc độ đậm nhạt của các màu theo sự kết hợp của năng lượng âm dương vận hành. Những gì chúng ta nói tới, đọc nghe thấy biết từ kinh điển sách vở tư liệu xưa nay, trên thực tế rất bị hạn chế bởi ngôn từ và hạn chế cả mặt trải nghiệm thực tế với thế giới quanh mình.

Đặc tính của ngũ hành

Ngũ hành có tính chất lưu hành, luân chuyển và biến đổi. Ba tính chất này giúp cho ngũ hành được tồn tại, phát triển và chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

- Lưu hành: chính là tính chất giúp nó luôn tồn tại trong vũ trụ.

- Luân chuyển: là tính chất giúp ngũ hành thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Ví dụ như Mộc, nếu được Kim khắc thì có thể chuyển từ dạng thô sơ, sang dạng có hữu ích, Kim được Hỏa khắc mà cũng luân chuyển tương tự...

- Biến đổi: là tính chất giúp ngũ hành chuyển từ hành này sang hành khác. Ví dụ như Mộc cháy thì sinh Hỏa, Hỏa hành thì mọi thứ trở lại thành Thổ...

- Đối lập: chính là đặc tính âm dương ngũ hành, tùy vào tính chất của hành mà chia thành âm hay dương khác nhau, đối lập nhau.

Tuy nhiên, có những tính chất khiến người ta cảm thấy không chính xác cho đúng thực tế. Ví dụ khi nói về tương sinh:

  • Mộc sinh ra Hỏa -> hợp lý.
  • Hỏa sinh Thổ -> Hợp lý.
  • Thổ sinh ra Kim -> Hợp lý
  • Kim sinh ra Thủy -> Không hợp lý.

Có nhiều lý giải về Kim sinh Thủy, có người cho rằng vì Kim sinh Thủy vì khi Kim nóng lên chảy thành dạng lỏng, nhưng bản chất thì Kim bị nung chảy ở dạng lỏng chứ cũng không phải là thủy. 

Cũng có giải thích rằng, kể từ đời xưa, khi con người phát minh ra dụng cụ bằng kim loại, thì con người có thể trị thủy thành công. Thời kỳ đồ sắt giúp con người cai trị được các con sông để tạo ra dòng nước phục vụ cho nông nghiệp. Cũng từ đó mà nguyên lý Kim sinh Thủy ra đời, nói vậy cũng chắc khác nào Kim khắc Thủy đúng không nhỉ?

Lại có giải thích cho rằng, Kim sinh Thủy vì thời xưa khi con người phát hiện ra kim loại, người ta phát hiện ở mỗi buổi sáng, vì nhiệt độ thấp nên sương thường đóng xung quanh khối kim loại đó, làm cho người ta nhầm tưởng rằng Kim sinh Thủy.

Và nhiều cách giải thích khác...Tất cả các lý giải trên đều không thể đáp ứng được sự kỳ vọng của tất cả mọi người đang tìm hiểu.

Thế nhưng nếu xét một cách khách quan, ta thấy rằng đây chỉ là một hệ quy chiếu để phân tích nhân sinh quan, không nên quá chú trọng vào hình tượng dễ gây hiểu nhầm.

Nói đến đây chắc ai cũng còn thắc mắc như:

  1. Nhân sinh quan là gì đối với ngũ hành?
  2. Hệ quy chiếu ngũ hành là như thế nào?

Các bạn hãy quan sát mối liên hệ giữa ngũ hành và nhân sinh quan ở bên dưới.

Quan hệ giữa ngũ hành và nhân sinh quan

Nhân sinh quan có nhiều đặc điểm khá giống với đặc điểm ngũ hành, xem bảng dưới đây để chúng ta có thể thấy được sự liên hệ của ngũ hành và các đặc điểm của cuộc sống. Qua đó, chúng ta hiểu được vì sao người ta chọn ra ngũ hành chứ không phải là tam hành, hay tứ hành, lục hành

Ngũ hành/ Lĩnh vựcKimThủyMộcHỏaThổ
Con số (Hà Đồ và Phi tinh)6, 713, 492, 5, 8
Màu sắcTrắngĐenXanhĐỏVàng
Phương vịTâyBắcĐôngNamTrung tâm
MùaThuĐôngXuânHạTháng cuối mỗi mùa
Thiên canCanh, TânNhâm, QuýGiáp, ẤtBính, ĐinhMậu, Kỷ
Địa chiThân, DậuTý, HợiDần, MãoTị, NgọSửu, Thìn, Mùi, Tuất
Mùi vịCay MặnChuaĐắng Ngọt, nhạt
Tứ tượngBạch Hổ Huyền Vũ Thanh Long Chu Tước Câu Trần
Đặc tínhHanh tĩnh, cứng mạnh, thu sátHàn, lạnh, động, hướng xuốngSinh sôi, dài thẳngTính nóng, hướng lênNuôi dưỡng, thuần, bị động
Bát quáiĐoài, Càn Khảm Chấn, Tốn Ly Khôn, Cấn 
Hình khốiTròn Sóng (ngoằn nghoèo) Dài Nhọn Vuông 
Thiên vănKim tinh Thủy tinh Mộc tinh Hỏa tinh Thổ Tinh 
TượngKim loạiNướcCây cốiLửaĐất đá
Ngũ tạngPhổi, khí quản, đường hô hấp, ruột già, đại tràngThận, đường tiết niệu, bàng quang, tử cungGan, mậtTim, mạch máu, tuần hoàn, ruột non Tỳ, lá lách, dạ dày, đường tiêu hóa
Cơ thểRốn, đờm, dãi, trĩ,mũiNão, đùi, chân, đầu, âm hộ, thắc lưng, taiGân, tứ chi, cổ, khớp, mắt, thận, cánh tay, hơi thở Vai, răng, mắt, lưỡi, thượng tiêu Sườn, bụng, lưng, ngực, sống mũi, ngón tay
Tính cách con ngườiNghĩa: ngay thẳng, đĩnh đạcTrí: thông minhNhân: ôn hòaLễ: cương trực, có phép tắcTín: thủy chung, đôn hậu
Giọng nóiThương thanhVũ thanhGiốc thanhChủy thanhCung thanh
 Sắt, thép, inox và đá cứngKính, gươngGỗ, tre, mây, nứaSắc đỏ của vật liệuGạch, gốm, sứ, đá ốp lát

Quan hệ sinh khắc của ngũ hành

Ngũ hành hay nói nghĩa đen là 5 hành, có mối liên hệ thúc đẩy và chế ngự lẫn nhau, giúp cho sự vận hành của ngũ hành được tuần hoàn, đó là tương sinh và tương khắc. Nếu thiếu một trong hai mối quan hệ trên thì ngũ hành sẽ không còn ổn định và tồn tại.

1.Ngũ hành tương sinh

Ngũ hành tương sinh là mối quan hệ cho và nhận của ngũ hành, giúp cho ngũ hành được lưu thông tuần tự. 

Quan hệ tương sinh giúp cho ngũ hành có mối liên hệ thúc đẩy lẫn nhau, nương tựa nhau.

Nguyên lý của quan hệ ngũ hành tương sinh là:

  • Kim sinh Thủy: tức là Kim được chuyển hóa thành Thủy theo một phương thức nào đó. Lý giải thông thường là Kim được nung nóng để chảy thành Thủy.
  • Thủy sinh Mộc: nước giúp cho cây sinh sôi và phát triển.
  • Mộc sinh Hỏa: Mộc chính là nguyên tố thúc đẩy lửa được cháy.
  • Hỏa sinh Thổ: Hỏa đốt cháy mọi thứ biến thành tro tàn, trở về với đất.
  • Thổ sinh Kim: Đất dung dưỡng và dự trữ kim loại.

Quan hệ tương sinh cần phải phân biệt rõ hai mối quan hệ: quan hệ sinh raquan hệ được sinh. Bên sinh thì mất mát, hao hụt, bên được sinh thì được nhận, được bổ sung. Quan hệ tương sinh tuần hoàn giúp cho mối quan hệ của ngũ hành được ổn định theo định luật bảo toàn.

ngũ hành tương sinh
quan hệ ngũ hành tương sinh

2.Ngũ hành tương khắc

Quan hệ ngũ hành tương khắc là quan hệ khắc chế, chế ngự lẫn nhau của năm hành. Quan hệ khắc chế giúp cho ngũ hành có sự cân bằng, có sinh thì có diệt. 

Nếu không có quan hệ tương khắc, ngũ hành sẽ mất cân bằng, sinh thái quá. Quan hệ giữa sinh và khắc tạo ra mối liên kết chặt chẽ để ngũ hành được vận động không ngừng. 

Quan hệ tương khắc cần được phân biệt rõ giữa: cái khắc nócái nó khắc. Nguyên lý tương khắc như sau:

  • Thủy khắc Hỏa: tức là nước có thể dập tắt được lửa.
  • Hỏa khắc Kim: tức là lửa có thể nung chảy được kim loại, làm cho Kim loại bị biến dạng, biến chất.
  • Kim khắc Mộc: tức là Kim loại có thể uốn nắn, đẽo gọt được Mộc, làm cho mộc thay đổi tính chất, hình dạng.
  • Mộc khắc Thổ: tức là cây cối có thể chế ngự được đất đá, giúp cho đất đá có thể cố định, mặc khác cũng có thể khiến đất khô cằn...
  • Thổ khắc Thủy: tức là đất đá có thể ngăn cản dòng nước chảy, làm hao tiết nước, hoặc là làm nước ổn định một chỗ...
ngũ hành tương khắc
quan hệ ngũ hành tương khắc

Tóm lại, quy luật sinh khắc bắt buộc phải tồn tại song song, nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Cả hai giúp duy trì sự cân bằng trong vũ trụ.

3.Chế hóa của ngũ hành

Một ngũ hành sinh hành khác, song bản thân nó bị khắc, hoặc bị suy thì không thể sinh. Một hành khắc hành khác, song bản thân nó bị khắc, bị suy, cũng không thể khắc hành khác; nó đã vượng lại được sinh càng vượng, bị khắc thì suy yếu, không thể sinh khắc các hành khác.

Ngũ hành đã nâng sự sinh khắc của âm dương lên một tầm cao hơn, đa dạng hơn, thể hiện vũ trụ đã phát triển đa dạng. Chế hóa ngũ hành gồm:

  • Mộc khắc Thổ, Thổ sinh Kim, Kim khắc Mộc.
  • Thủy khắc Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ khắc Thủy.
  • Hỏa khắc Kim, Kim sinh Thủy, Thủy lại Hỏa.
  • Thổ khắc Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc khắc Thổ.
  • Kim khắc Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa khắc Kim.

Một hành bị khắc, nhưng nó cũng có thể sinh ra một hành khác để khắc và chế ngự lại hành khắc nó. Chế hóa ngũ hành là một quy luật rất hay và ứng dụng rất nhiều trong phong thủy.

4. Ngũ hành tương thừa

Một hành quá thịnh thì quá dư, đã dư thừa thì hư hỏng, phản tác dụng. Quan hệ này còn gọi là ngũ hành tương thừa, hay ngũ hành phản sinh, hay ngũ hành quá dư. Chúng ta cần đặc biệt chú trọng đến quan hệ tương thừa này.

Cụ thế như sau:

  • Kim sinh Thủy, Thủy quá nhiều thì Kim chìm, Kim quá nhiều thì thủy đục.
  • Thổ sinh Kim, Thổ quá nhiều thì Kim bị vùi lấp, Kim quá nhiều thì Thổ lại khô cằn, không thể có sự sống.
  • Hỏa sinh Thổ, Hỏa quá mạnh thì Thổ khô cằn, Thổ quá nhiều thì Hỏa tắt.
  • Mộc sinh Hỏa, Mộc quá nhiều thì lửa quá lớn hoặc hỏa bị tắt. Hỏa quá nhiều thì mộc cũng chẳng còn.
  • Thủy sinh Mộc, Thủy quá nhiều, Mộc bị trôi dạt hoặc ngập úng. Mộc quá nhiều Thủy bị cạn kiệt.

Trong quá trình tư vấn phong thủy, tôi thấy nhiều người chỉ biết về quan hệ sinh khắc mà không để ý tới quan hệ tương thừa này. Hầu hết mọi người đều tìm cái gì đó có ngũ hành sinh cho mình chứ chưa hề nghĩ rằng mình cần bị khắc chế để cải thiện mệnh lý. 

Ví dụ cụ thể, khi tìm sim phong thủy, có một khách hàng nghĩ rằng mình thuộc mệnh Lộ Bàng Thổ, thế là anh ta cứ tìm những số có ngũ hành hỏa để được tương sinh, và tôi thấy ngay trên tay anh ta lại đang mang chiếc vòng đá màu đỏ, đây là một cách nhìn hết sức sơ đẳng.

Mọi người phải hết sức chú trọng đến quan hệ tương thừa này.

5. Ngũ hành phản khắc

Cũng như quan hệ tương thừa, quan hệ phản khắc cũng là mối quan hệ tương khắc nhưng lực lượng không tương quan dẫn đến hệ quả phản ngược mong muốn. Ngũ hành phản khắc cũng hay được gọi là ngũ hành phản ngược

Quan hệ tương khắc tồn tại hai đối tượng riêng biệt: bên bị khắcbên khắc. Tuy nhiên, trong quan hệ tương khắc bên bị khắc có lực lượng quá lớn thì bên khắc không thể khắc chế được, ngược lại bên khắc lại bị tổn thương. Cụ thể như sau:

  • Hỏa khắc Kim, Kim quá mạnh thì lửa tắt, nếu vừa phải Kim thành vật có ích.
  • Kim khắc Mộc, Mộc quá vượng mà Kim lại nhỏ bé thì Kim sức mẻ, nếu Kim vừa đủ Mộc mới thành đồ dùng hữu ích.
  • Thủy khắc Hỏa, Thủy Hỏa ứng cứu nhau, Hóa quá mạnh thì nước cạn.
  • Thổ khắc Thủy, Thủy quá nhiều Thổ bị cuốn trôi, bào mòn.
  • Mộc khắc Thổ, Thổ yếu thì đất cằn, Thổ quá vượng thì Mộc lại bị lấp.

Chi tiết về ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

Ta thường nghe nói về Ngũ HànhNgũ Khí. Ngũ Khí thì thanh nhẹ, bay lên trên, hướng thượng, hướng ngoại. Ngũ Hành thì trọng trược, giáng hạ, lắng đọng, hướng nội.

Thực ra thì Ngũ Hành và Ngũ Khí đều nói về sự vận hành của năm nguyên tố phổ biến của vũ trụ là Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Dân gian hay đọc ngược là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Nhưng cách đọc này chưa hợp lý về nguyên lý tương sinh tuần hoàn ngũ hành.

Khi nói về tính thanh nhẹ, tạm hiểu là tính dương, của các sự vận động tương quan sinh diệt của năm nguyên tố thì ta dùng từ Ngũ Khí để ám chỉ. Khi nói về tính trọng trược, tạm hiểu tính âm của các sự vận động tương quan sinh diệt này thì ta gọi Ngũ Hành để nói.

Về màu sắc, ta vẫn thường nghe nói xanh, vàng, đỏ, trắng, đen là màu biểu trưng của năm nguyên tố này. Trên thực tế, đó chỉ là đại khái phổ biến, chứ màu thì mỗi nguyên tố đều có khá nhiều màu, đó là chưa nói thêm về sắc độ đậm nhạt của các màu theo sự kết hợp của năng lượng âm dương vận hành. Những gì chúng ta nói tới, đọc nghe thấy biết từ kinh điển sách vở tư liệu xưa nay, trên thực tế rất bị hạn chế bởi ngôn từ và hạn chế cả mặt trải nghiệm thực tế với thế giới quanh mình.

Bài chia sẻ này gợi cho quý vị một cái nhìn mở rộng hơn đối với Ngũ Nguyên Tố, ở hai khía cạnh tính âm dương mà chúng ta vẫn thường hay quen miệng gọi là Ngũ Hành và Ngũ Khí.

Ngũ hành Kim

Nói đến ngũ hành Kim chắc hẳn người ta liên tưởng đến những thứ có liên quan đến màu Xám hoặc vàng, màu bạc...

Nhưng kim loại thì có đủ màu từ trắng, xám, đen của nhôm thiếc, sắt thép, đỏ nâu, nâu, đỏ của các hợp kim, xanh của thanh đồng cho đến vàng của vàng ròng, trắng xám của bạc, trắng của bạch kim...

Kim của ánh sáng thì có màu vàng, trắng, ánh sáng của sao trời, không trung bầu trời. Đây là Kim có tính dương cực cường đại.

Theo quan hệ ngũ hành tương sinh, hành Kim có tính sinh cho hành Thủy và được hành Thổ sinh cho.

Theo quan niệm ngũ hành tương khắc, hành Kim khắc chế hành Mộc và bị hành Hỏa khắc chế.

Theo đặc tính âm dương ngũ hành, Kim có tính cứng, to lớn... gọi là dương Kim, Kim có tính mềm dẻo, nhỏ... gọi là âm Kim.

ngu hanh kim
ngũ hành Kim

Ngũ hành Kim ứng với vận mệnh con người

Ngũ hành Kim có những tính chất như: cương trực, mạnh mẽ, quyết đoán, vô tư, minh mẫn, biết tự trọng, có phần kiêu căng, người cao, dỏng, đĩnh đạc, da trắng, mày thưa, mắt sâu...

Kim quá vượng: bất nhân, hữu dũng, vô mưu, trán hói...

Kim suy: gầy yếu,da sạm, tính tham lam, biển lận, háo sắc, háo sát...

Ngũ hành Thủy

Ngũ hành thủy là hình tượng đến nước, sông, biển, hồ...

Nước mưa, sông, hồ, suối, biển thì thường có màu trắng trong. Đây là Thủy tính dương cao nên có khả năng tịnh hóa, thanh tẩy, hồi phục khi uống và tắm trong ấy. Nhưng mà các dòng nước ấy nếu bị ô nhiễm thì cần thận trọng khi tiếp xúc trực tiếp, càng thận trọng hơn khi uống, tắm gội.

Nước cống thì có màu xám đen và hôi, tính âm hoại diệt cao, không phù hợp cho việc tắm, uống.

Máu thì có màu đỏ tươi, tính dương cao nên nuôi sống động vật. Khi bị ô nhiễm, có độc thì sẽ chuyển thành màu sạm, đỏ thẫm hay đỏ nâu, đen, vàng, xanh nhạt mang tính âm hoại diệt. Lúc bấy giờ, cơ thể cần đào thải chất dịch ấy ra khỏi thân mới khỏe nên thường gọi nó là máu độc hay mủ.

Nhựa cây có màu trắng, xanh, nâu, có tính dương cao hơn tính âm một chút chứ không quá cao vì dưỡng chất phần lớn chủ yếu lấy từ đất hầu hết đều là năng lượng âm, lại thêm cây trao đổi khí với môi trường hấp thu khí xấu, độc vào nên cũng là hấp thu năng lượng tính âm vậy. Nhưng nhờ có lá quang hợp, giúp cây hấp thu được năng lượng tính dương để giúp cây phát triển, sinh tồn lâu dài.

Dịch sinh dưỡng, hay máu của một số loài động vật, thực vật tuy không có màu đỏ phổ thông, có màu trắng nhạt, hoặc vàng hơi dính nhưng vẫn là máu nuôi sống các sinh mệnh ấy.

Theo quan hệ ngũ hành tương sinh, hành Thủy có tính sinh cho hành Mộc và được hành Kim tương sinh cho.

Theo quan niệm ngũ hành tương khắc, hành Thủy khắc chế hành Hỏa và bị hành Thổ khắc chế.

Theo đặc tính âm dương ngũ hành, Thủy có tính mạnh, to lớn, chảy siết... gọi là dương Thủy, Thủy có tính yếu, nhỏ... gọi là âm Thủy.

 
ngu hanh thuy
ngũ hành Thủy

Ngũ hành Thủy ứng với vận mệnh con người

Hành Thủy đại diện cho tính thông minh, khéo tay, lanh lẹ, da đen, người nhỏ...

Thủy quá vượng thì mạo hiểm, thâm độc, hiếu thắng...

Thủy quá nhược thì nhút nhát, đần độn, làm ăn luộm thuộm, người còi...

Ngũ hành Mộc

Nói đến ngũ hành Mộc là hình tượng của cây cối. 

- Mộc của lá cây phổ thông có màu xanh lá cây, một số loại lá cây có màu nâu, tím, trắng, vàng, đỏ, cam tùy theo mùa mà cây thay đổi màu lá.

- Mộc của thân cây thì thường có màu xanh lá cây đậm với các loài thân thảo mộc, hoa cỏ nhỏ, dây leo ngắn ngày. Với các loài thân gỗ, dây leo, hoa cỏ sống lâu năm thì có màu nâu, đỏ nâu, nâu đen, xám, xám tro, trắng.

- Mộc của rong rêu thì có màu xanh lá, xanh rêu, nâu, tím. Mộc này đa phần đều là khí âm nhiều hơn khí dương.

- Mộc của nấm thì muôn màu sắc không thể nghĩ bàn. Mộc này chủ yếu là âm hàn, hiếm có loại nấm nào mang dương khí. Chỉ có mấy loại nấm linh chi, nấm cổ thụ lâu năm sinh trưởng ở nơi vừa ẩm thấp lại vừa có ánh sáng mạnh, không khí trong lành thì nấm ấy dương khí mới nhiều.

- Các loại củ đa phần đều mang tính âm cao do được hình thành trong lòng đất âm hàn, hiếm có loại củ nào mang tính dương cao.

- Các loại hạt hầu hết đều mang tính dương khá cao, nên ăn hạt nhiều thì dễ bị nóng trong người, hiếm có hạt nào mang tính âm cao.

- Rễ và thân cây thường có tính bình. Do rễ cây là phần hút trực tiếp dưỡng chất từ đất nuôi sống cây, phần đầu mút tiếp xúc đất ấy hiển nhiên là mang tính âm cao. Nhưng do rễ là phần cốt lõi sống của cây, mà thân cây lại là phần tiếp xúc ánh nắng mang khí dương cao nên rễ và thân trung hòa nhau, đều mang tính bình vậy. Một số ít loại cây đặc trưng có mang tinh dầu, mùi thơm đậm trong thân thì thân cây ấy có tính dương cao.

Theo quan hệ ngũ hành tương sinh, hành Mộc có tính sinh cho hành Hỏa và được hành Thủy sinh cho.

Theo quan niệm ngũ hành tương khắc, hành Mộc khắc chế hành Thổ và bị hành Kim khắc chế.

Theo đặc tính âm dương ngũ hành, Mộc có tính cứng, to lớn... gọi là dương Mộc, Mộc có tính mềm dẻo, nhỏ... gọi là âm Mộc.

ngu hanh Moc
ngũ hành mộc

Ngũ hành Mộc ứng với vận mệnh con người

Hành Mộc đại diện cho lòng bác ái, thanh cao, ngay thẳng, cầu tiến, chất phác, người cao ráo, đẹp đẽ, tươi tắn, đĩnh đạc, uy nghi, người cao, tóc dài, chân tai dài...

Mộc suy thì tính hẹp hòi, đố kỵ, bất nhân, gầy yếu, mắt trắng dã, mày xếch, cổ dài, da khô, tính biển lận...

Mộc quá vượng thì lẳng lơ, hoang tàng, háo sắc, háo sát...

Ngũ hành Hỏa

Ngũ hành hỏa có tượng của lửa, của mặt trời. Hỏa mạnh mẽ nhất trong vũ trụ, chính là lửa ở mặt trời, Thái Dương. Hỏa ấy thuần dương cực đại, màu biểu trưng phổ biến chúng ta thường thấy là màu cam, màu vàng, thỉnh thoảng thấy màu đỏ tươi.

Nhưng nếu nhìn thẳng vào Thái Dương, người có nhãn lực cao, nhìn không bị chói, không chớp mắt, sẽ có thể nhìn thấy được dải ánh sáng cửu sắc từ mặt trời lan tỏa ra. Giữa trung tâm chính là màu trắng, lan tỏa ra màu tím, tím hồng cánh sen, xanh biển đậm, xanh da trời nhẹ, xanh lá cây, cam, vàng, đỏ. Hết dải màu từ trung tâm đó, lan ra ngoài thì chúng ta thường thấy màu cam, vàng, đỏ nhè nhẹ.

Kế đến là các loại lửa khác như:

- Lửa từ cây khô, củi, giấy, hộp quẹt gas thì màu phổ thông là cam, vàng.

- Lửa từ núi lửa phun trào, dung nham, kim loại nóng chảy thì có màu cam, đỏ vàng, vàng nhẹ gần chuyển sang trắng.

- Lửa của bếp gas, que diêm thì có màu tím nhẹ, xanh, vàng. Lửa này tính âm khá nhiều do khí gas có nguồn gốc là vật chất hoại diệt, uế khí mà hình thành.

- Lửa của than tổ ong cũng là lửa âm vì mang uế khí có thể gây ngộ độc khi đốt cháy thì giải phóng năng lượng ô trược ấy.

- Lửa ma trơi ở nơi có xác phân hủy thì phảng phất lập lòe màu xanh lá cây, xanh nhạt, tím nhẹ. Lửa này cũng là lửa âm hàn chứ rất ít có dương khí.

Theo quan hệ ngũ hành tương sinh, hành Hỏa có tính sinh cho hành Thổ và được hành Mộc sinh cho.

Theo quan niệm ngũ hành tương khắc, hành Hỏa khắc chế hành Kim và bị hành Thủy khắc chế.

Theo đặc tính âm dương ngũ hành, Hỏa có tính mạnh, to lớn... gọi là dương Hỏa, Hỏa có tính yếu, nhỏ... gọi là âm Hỏa.

ngu hanh Hoa
ngũ hành Hỏa

Ngũ hành Hỏa ứng với vận mệnh con người

Hành Hỏa chủ về các đặt tính như: hoạt bát, lễ độ, lịch thiệp, mày rậm, tai to, đầu nhỏ, chân dài, da dẻ hồng hào, lợi về làm thầy, các nghề tâm linh, thợ đúc...

Hỏa suy thì gầy yếu, da bủng, ủ ê, tính cộc cằn, dối trá...

Hỏa quá vượng thì tính tàn bạo, thô lỗ, nóng nảy...

Ngũ hành Thổ

Hình tượng của ngũ hành thổ là đất, đá. Các trạng thái của Thổ cũng khá đa dạng.

- Đất nơi miền khô cằn thì có màu đỏ, đỏ nâu.

- Đất đá núi lửa thì thường có màu xám đen, đỏ nâu đen đậm.

- Một số vùng núi có nhiều lớp trầm tích, khoáng chất đặc biệt thì đất núi ở đấy có đủ màu, có cả dải màu cầu vồng.

- Đất cát ở vùng gió biển thì thường có màu vàng nhẹ, màu hơi ngà cho đến màu trắng sữa.

- Đất tro từ lửa thiêu cháy các vật loại khác thường có màu đen, xám tro, xám nhẹ gần như màu trắng, trắng.

- Đất bùn thì xám đen.

- Đất có nhiều xác động thực vật phân hủy nhiều năm gọi là đất thịt thì thường có màu đen đậm hoặc là nâu đen.

Theo quan hệ ngũ hành tương sinh, hành Thổ có tính sinh cho hành Kim và được hành Hỏa sinh cho.

Theo quan niệm ngũ hành tương khắc, hành Thổ khắc chế hành Thủy và bị hành Mộc khắc chế.

Theo đặc tính âm dương ngũ hành, Thổ có tính cứng, khô, lớn... gọi là dương Thổ, Thổ có tính yếu, mềm, nhỏ... gọi là âm Thổ.

ngu hanh Tho
ngũ hành Thổ

Ngũ hành Thổ ứng với vận mệnh con người

Hành Thổ có các đặt tính như: chân thành, độ lượng, biết bao dung, hòa thuận, thùy mị, người đẹp, phúc hậu, lưng tròn, eo hẹp, mắt sáng, mày thanh, mũi nở, nói năng dịu dàng, có trước có sau.

Nếu hành Thổ quá vượng thì tính tình trầm tĩnh, sống nội tâm, có khi xảo trá, gian ác thâm độc...

Nếu hành thổ suy nhược thì người còi, mặt mày ủ ê, vô tình, mũi ngắn, bất tín, hiểm độc, thụ động...

Kết luận

Học thuyết ngũ hành tưởng đơn giản nhưng vô cùng phức tạp, nắm rõ hết các mối quan hệ của ngũ hành và đặc tính của ngũ hành giúp chúng ta có cách nhìn tổng quan hơn, tránh những trường hợp ngộ nhận về quan hệ tương sinhtương khắc. Tính ngũ hành và âm dương của ngũ hành phổ biến trong sự vận hành của vạn vật. Câu hỏi đặt ra cho những ai đọc bài viết này là:

  1. Người ta hay phân loại ngũ hành qua hình thức và màu sắc nhưng thực tế có đúng như vậy hay không?
  2. Liệu rằng bạn còn suy nghĩ về việc tương sinh sẽ có ích cho bạn, còn tương khắc là xấu?

Màu sắc thì muôn màu muôn vẻ để chúng ta nhìn lại vấn đề cái gọi là ngũ sắc hay năm màu tượng trưng Ngũ Hành cũng chỉ là đại diện, mường tượng, phổ thông chứ không phải là tất cả đều sẽ như thế.

Mỗi hành trong ngũ hành là một yếu tố quan trọng trong mệnh lý đời người, không thể dư cũng không thể thiếu, không thể chỉ tham sinh mà cũng không để khắc quá, sinh đúng cái cần sinh, khắc đúng cái cần khắc. Có như thế mới tạo được sự hài hòa trong ngũ hành. Người đời chỉ biết có sinh mà sợ khắc, chỉ biết đến hợp mà sợ đến xung. Giả sử như người mệnh Thổ cứ sợ mệnh Mộc khắc, mệnh Hỏa cứ sợ bị Thủy khắc, mệnh Thủy cứ sợ bị Thổ khắc, mệnh Kim cứ sợ bị Hỏa khắc, mệnh Mộc lại cứ sợ bị Kim khắc.

Người mệnh Thổ, người mệnh Kim, người mệnh Thủy, người mệnh Mộc hay người mệnh Hỏa cũng chỉ là khái niệm tương đối. Bởi chúng ta không bị chi phối bởi một hành nào đó trong Ngũ Hành mà là sự chi phối của tất cả các yếu tố ngũ hành này. Vòng tuần hoàn của thời gian không chỉ ở cột mốc năm mà đó là sự luân chuyển khí của năm - tháng - ngày - giờ. Vì vậy, cách đánh giá mệnh chỉ theo tuổi của năm sinh là hết sức đại khái, không chuẩn xác. 

Cho nên nếu bạn nghiên cứu huyền học, dịch lý… đụng đến Bát Quái , Ngũ Hành, Ngũ Khí thì vui lòng đừng mất thời gian cho việc tranh luận về màu nào tính nào là đúng, là sai? Vì tất cả cũng chỉ là tương đối một góc nhìn nào đó mà thôi, như tôi đã nói từ đầu bài viết, ngũ hành chỉ là một hệ quy chiếu để giải đáp cho sự vận động của vũ trụ.

Hãy để lại bình luận của bạn với chúng tôi

Đang xử lý...
(Thay đổi)
Nhập thông tin
     0932.60.1616
    chat zalochat facebook