Giỏ sim (0)

Khám phá về Ngũ Thuật của Đông Phương

Ngũ thuật Trung Hoa

Thế nào là Ngũ Thuật

Ngũ thuật Trung Hoa hay còn gọi là Ngũ Huyền Thuật là năm bí thuật Trung Hoa bao gồm: Sơn - Y - Mệnh - Tướng - Bốc. Đây là 5 nhánh chính của huyền học phương Đông. Tất cả ngũ đại thuật này đều ứng dụng các nguyên lý chính là: âm dương, ngũ hànhbát quái. Tuy cách vận dụng khác nhau nhưng đều cơ bản là dựa theo quy luật của vũ trụ, sự vận hành của đạo Trời, sự tương thông của Thiên - Địa - Nhân. Nó giúp con người khám phá những tiềm năng của con người và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Tại Trung Hoa, người ta cho rằng ngũ huyền thuật có nguồn gốc rất cổ xưa, và được cho là từng được hệ thống trong cuốn “Kim Triện Ngọc Hàm” (tức là sách ngọc) do Hoàng Đế chép lại từ Thiên Thư. Về sau này được Khương Tử Nha tìm thấy tại núi Côn Luân, nhờ ngũ thuật mà mà ông trợ Chu phạt Trụ, giúp triều Chu thịnh trị 800 năm.

Qua quá trình đúc kết thực tiễn từ hàng ngàn năm qua, ngũ thuật đã có lúc đạt đến những cảnh giới thượng thừa, tuy có lúc suy lúc vượng do sự thăng trầm biến đổi của lịch sử con người nhưng nó vẫn tồn tại theo chiều dài lịch sử con người cho đến nay.

Chúng ta sẽ tìm hiểu những khái niệm của Sơn, Y, Mệnh, Tướng, Bốc như sau để tránh sự hiểu lầm và không phân biệt rõ ràng về những học thuyết tâm linh huyền học.

Sơn Thuật

Sơn Thuật là thuật tu luyện dưỡng tâm, kiện thân như: Tiên, Đạo, Thiền Phật, Dưỡng Sinh, Khí Công. Việc tu luyện thường được thực hiện ở những nơi sơn cốc nên mới gọi là Sơn Thuật. 

Sơn Thuật

Nội dung tu luyện Sơn thuật thường có Huyền Điển, Dưỡng Sinh, Quyền Pháp, Phù Chú,… để rèn luyện nội lực (thể xác và tinh thần), nhằm đạt được cảnh giới thân và tâm hoàn thiện.

Trong đó:

  • Huyền Điển tức là phương pháp sử dụng các kinh điển huyền học của Trang Tử, Lão Tử, hoặc các kinh pháp mật thừa khác.
  • Dưỡng Sinh là phương pháp tập luyện lấy thân làm trọng để nuôi tâm, tập hít thở, điều khí thông qua các bài tập như yoga, thái cực quyền, thiền định, tĩnh tọa...
  • Quyền Pháp là bộ môn rèn luyện về võ công, công phu...tập võ để tăng cường thể lực cũng như tinh thần, và để bảo vệ bản thân.
  • Phù Chú là phương thức tu luyện các phép thuật thần thông, tu mật, dùng năng lực để tạo phù chú, sử dụng năng lượng của phù chú để điều khiển các năng lượng tác động con người theo ý mong muốn. Phù chú có khi là tà thuật, có khi là thiện thuật.

Y Thuật

Y Thuật là là các kỹ thuật y tế của Phương Đông. Y thuật sử dụng các phương thuật, phương tế, châm cứu, linh trị... để chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh.

Y thuật

Y Thuật cũng sử dụng ký hiệu âm dương lưỡng nghi để phân biệt với y học phương Tây. Thực tế chứng minh rằng, có những căn bệnh chúng ta chữa theo Tây Y thì không được, nhưng Đông Y thì lại làm được, và ngược lại.

Theo Đông Y thì các bệnh bên trong con người đều do sự mất cân bằng âm dương, do sự cố mất đi sự luân chuyển của ngũ hành bên trong hoặc bên ngoài cơ thể mà tạo ra bệnh. Một ngũ hành quá dư thừa, hoặc bị thiếu hụt là tác nhân tạo ra sự mất cân bằng trong cơ thể. 

Y thuật Trung Hoa được kết tinh từ nguyên lý âm dương, ngũ hành, bát quái rất thâm sâu, chúng ta không nên vì Tây Y quá tiến bộ mà coi thường Đông Y đã được đúc kết từ hàng ngàn năm qua.

Trong ngũ đại huyền thuật, Y Thuật là bộ môn đòi hỏi kiến thức thâm sâu nhất và hầu như có rất ít người có thể đạt được trình độ xuất chúng như các huyền thuật khác. Điển hình những danh nhân về Y Thuật như: Biến Thức (401-310 TCN), Hoa Đà (145-208),Tôn Tư Mạc(550-691). Ở Việt Nam  thì có danh y Hải Thượng Lãn Ông (1720 – 1791), Danh Y Tuệ Tĩnh...

Mệnh Thuật

Mệnh thuật là các môn mệnh lý, sử dụng các nguyên lý cơ bản về ngũ hành, âm dương, bát quái, và chiêm tinh để dự đoán về số mệnh và vận mệnh của con người. Chủ yếu dựa vào thời điểm sinh để tính toán các tác động của âm dương, ngũ hành, bát quái tác động lên sinh mệnh được sinh ra.

Mệnh thuật nhằm giúp chúng ta hiểu về nhân sinh. Nhưng rất tiếc hiện nay người ta ứng dụng nó để cố gắng thay đổi số mệnh con người, làm trái đi quy tắc của tự nhiên.

Các trường phái của mệnh thuật phương Đông chủ yếu là: Tử Vi Đẩu Số, Tứ Trụ Tử Bình, hoặc số ít dùng hơn là Bát Tự Hà Lạc, Thiết Bản Thần Số, Kinh Dịch Mệnh Thuật... Tùy vào sự hiểu biết và mức độ khai thác thông tin của mỗi môn phái mà người ta ứng dụng khác nhau.

Tướng Thuật

Tướng thuật là phương thuật ứng dụng thuyết âm dương, bát quái, ngũ hành... trong việc quan sát các hình tướng bao gồm như: ấn tướng, danh tướng, nhân tướng, gia tướng, mộ tướng. Người ta nghiên cứu các tướng này nhằm phân tích đánh giá những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống con người. 

Để hiểu khái niệm của các loại hình tướng này thì mời bạn đọc thêm như sau:

  • Ấn tướng: là phương pháp xem xét con ấn(dấu) để suy đoán ảnh hưởng đến người sở hữu. Ngày xưa, con dấu là đại diện cho quyền lực. Nên việc xem con dấu là một điều quan trọng, ngày nay người ta có thể xem qua chữ ký.
  • Danh tướng là phương pháp xem xét pháp danh, tên tuổi của con người, thương hiệu, tên địa danh nhằm đánh giá sơ bộ về đối tượng cần xem xét. 
  • Nhân tướng là phương pháp xem xét về hình dáng, tướng người. Thường người ta sử dụng tướng mặt và tướng tay là phổ biến. Nhân tướng là phương pháp thông qua việc quan sát khí sắc ở khuôn mặt và những đưòng nét ở mặt, tay hay hình dáng, tướng đi... để biết được cát hung cũng như bệnh lý của con người.
  • Gia tướng hay còn gọi là dương trạch, là phương thuật lấy việc quan sát cách cục của ngôi nhà, sau đó tiến hành phân tích để suy đoán về sự cát hung của căn nhà đối với người sinh sống trong đó.
  • Mộ tướng hay còn gọi là âm trạch, tức là xét mồ mả gia tiên, là phương pháp xem xét hình thế đất của ngôi mộ để phân tích sự vượng suy của cả một dòng họ, hay một tổ chức xã hội...

Trong ngũ thuật, thì tướng thuật là thuật được sử dụng nhiều nhất và được nhiều người biết đến nhất. Trong đó Gia tướng (dương trạch) và Mộ tướng (âm trạch) là 2 khái niệm gắn liền với chữ "phong thủy". Bởi trong hai chữ phong thủy đã gắn liền với 2 yếu tố là gió và nước. Đây là những yếu tố tác động cơ bản về cái gọi là "khí" (Qi 氣 ), Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) thì tụ. Cổ nhân dụng 2 yếu tố gió và nước để làm cho khí tốt thì tụ, khí xấu thì tán đi, biết tiết cương chế nhu, do vậy mà gọi tên nó là "phong thủy".

Bốc Thuật

Bốc thuật chính là bộ môn xem bói, bốc quẻ. Bốc thuật chủ yếu dùng để dự đoán xác suất sự việc diễn ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Bộ bốc thuật chính là ứng dụng đầu tiên của việc sử dụng học thuyết âm dương, bát quái và ngũ hành. Trong đó kinh điển lâu đời nhất chính là Kinh Dịch.

Các môn chiêm bốc nổi tiếng và thông dụng nhất của giới huyền học đó là: Kinh Dịch, Kỳ Môn Độn Giáp và Thái Ất Thần Số. Tùy vào vấn đề và tầm ảnh hưởng của việc cần chiêm bốc mà sử dụng các loại khác nhau.

bốc thuật

Ví dụ: Kinh Dịch thường được xem cho các vấn đề nhân sinh, tìm ra mối quan hệ giữ Thiên Địa và Nhân; Kỳ Môn Độn Giáp và Thái Ất Thần Số có thể chiêm bốc cho sự thịnh suy, biến đổi của một quốc gia, một tổ chức xã hội lớn, hay cái gì đó bao quát, ảnh hưởng lớn... Còn tùy vào năng lực của người chiêm mà chọn phương pháp nào để chiêm bốc.

Nói tóm lại, Bốc Thuật là các bộ môn xem bói, tìm ra quy luật vận hành của sự vật, hiện tượng.

Hiểu về Ngũ Huyền Thuật

Qua bài viết này, hi vọng các bạn sẽ hiểu tổng quát về huyền thuật, qua đó sẽ hiểu rõ khái niệm phong thủy là gì? 

Ngoài Gia TướngMộ Tướng của bộ Tướng Thuật thì tất cả những thuật khác không được gọi là phong thủy. 

Hầu hết chúng ta thường hay nhầm lẫn chữ "phong thủy" và gán chữ "phong thủy" vào một khái niệm bao quát hết tất cả các môn thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa phương Đông hoặc có chữ ngũ hành, bát quái... Nên xã hội hay gắn chữ phong thủy vào tất cả những khái niệm liên quan, ví dụ như: nhang phong thủy, vòng tay phong thủy, sim phong thủy, sửa mũi phong thủy, sửa cằm phong thủy... Điều này quý vị phải hết sức lưu ý!

Tôi xin nói sâu về "sim phong thủy": số điện thoại chỉ có hình, chứ không có tướng, nên việc xét "phong thủy" cho con số là hết sức sai lầm. Việc hiểu sai khái niệm và chưa biết phân biệt ngũ huyền thuật làm cho người ta ngộ nhận, và gán ghép-sử dụng các nguyên lý phong thủy một cách mơ hồ. Tuy những khái niệm của bốc dịch và phong thủy là giống nhau, cũng đều sử dụng nguyên lý của âm dương, bát quái, ngũ hành, thiên can, địa chi... nhưng cách vận dụng hoàn toàn khác nhau. 

Ví dụ: số điện thoại lại sử dụng cách nguyên lý của phong thủy như: cửu tinh hồ pháp, du niên, số điện thoại lại quy ra ngũ hành theo từng con số là một sự nhầm lẫn giữa phong thủy và bốc dịch. Số điện thoại mà xét gió và nước thì thật là "mê tín" đúng không các bạn? Từ xưa đến nay, để biết hiện tượng, sự việc (nếu nằm ngoài Tướng Thuật) có hung hay cát, người ta thường dùng cách xem bói. Số điện thoại cũng không phải ngoại lệ, người ta gọi cụm từ chính xác là xem bói, hay chiêm bói theo bộ Bốc Thuật, đó là cách vận dụng chính xác nhất.

Bởi chính lẽ đó, SimKinhDich.Com chỉ ứng dụng Kinh Dịch chuyên sâu để xem bói sim, mà không vận dụng những yếu tố khác. Nhưng ngược lại, cách vận dụng Kinh Dịch của chúng tôi thì lại chuyên sâu hơn rất nhiều; trong Kinh Dịch cũng đã vận dụng nguyên lý âm dương, ngũ hành, bát quát, thiên can, địa chi,... khá chi tiết và rõ rệt, việc còn lại là làm sao vận dụng nó cho chính xác nhất. Nhờ ứng dụng chính xác Kinh Dịch, chúng tôi có thể đánh giá số điện thoại đó ảnh hưởng trực tiếp đến người đó như thế nào.

Nhiều website xem bói hiện nay vẫn dùng Kinh Dịch nhưng do họ chưa hiểu bản chất Kinh Dịch, chỉ áp dụng ý nghĩa tượng quẻ nên sẽ có những mặt lợi và hại trong đó, gặp quẻ tốt nhưng chưa chắc đã tốt, có khi còn hại cả thân chủ. Vậy nên phải hết sức lưu ý!

Thuật ngữ sim phong thủy cũng chỉ là thuật ngữ tạm quy ước do thói quen đã hình thành của đại đa số công chúng mà thôi.

Hãy để lại bình luận của bạn với chúng tôi

Đang xử lý...
(Thay đổi)
Nhập thông tin
     0932.60.1616
    chat zalochat facebook