Thước lỗ ban chính xác

Người xưa cho rằng, cửa Dương Trạch (nơi ở của người sống gọi là Dương Trạch, mồ mả gọi là Âm Trạch) nếu có môi trường bên trong và bên ngoài cửa hoàn toàn giống nhau nhưng có kích thước khác nhau thì tình trạng phong thủy cát hung của chúng cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, họ rất chú trọng vào kích thước cửa khi xây dựng. Các loại thước mà người xưa hay dùng khi xây dựng gồm thước Bạch, thước Lỗ Ban, thước Cửu Thiên Huyền Nữ,... mỗi loại thước sẽ có cách dùng khác nhau, nhưng đều có thể tính ra được kích thước hợp -kỵ với cửa ra vào, cửa sổ, nội thất trong nhà.

Loại thước được sử dụng nhất trong xây dựng Dương Trạch chính là thước lỗ ban, thước lỗ ban phong thủy có nhiều kích cỡ khác nhau để dùng cho các loại nội thất kiến trúc khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là đo cửa, vì vậy, nó còn có tên khác là thước Môn Quang.

 

mm (nhập số)

Hãy kéo thước

Thước Lỗ Ban 52.2cm: Khoảng thông thủy (cửa, cửa sổ...)

Thước Lỗ Ban 42.9cm (Dương trạch): Khối xây dựng (bếp, bệ, bậc...)

Thước Lỗ Ban 38.8cm (âm phần): Đồ nội thất (bàn thờ, tủ...)

 

Nguồn gốc của thước Lỗ Ban Phong Thủy

Thước Lỗ Ban là một trong những dụng cụ đo đạc lâu đời được chuyên dùng trong thuật phong thủy (về kích thước) của người Trung Hoa, thường được các nghệ nhân kỹ nghệ mộc và thợ xây dựng dùng tham khảo khi xem xét phong thủy của một công trình kiến trúc.

Theo truyền miệng, Lỗ Ban là một nghệ nhân về nghề mộc của Trung Quốc. Ông nổi tiếng là thợ mộc tài ba bậc nhất của Trung Hoa. Ông là người tạo ra những mặt hàng đồ gỗ nội thất trứ danh ở Trung Hoa và sáng chế ra nhiều dụng cụ sản xuất phục vụ cho nghề mộc. Vì là một người có đầu óc sáng tạo và đầu đam mê với nghề, ông còn dày công nghiên cứu và rút ra được những quy luật về sự tương quan về kích thước, kích cỡ đồ vật nội thất với kiến trúc của công trình xây dựng tác động lên phong thủy một công trình và mối tương quan ấy tác động mạnh mẽ lên cuộc sống con người sinh sống ở đó. Công trình nghiên cứu ấy theo thời gian được đúc kết thành Thước Lỗ Ban

Thước Lỗ Ban thường được chia làm 8 cung, và bây giờ có 3 loại thước Lỗ Ban để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Nó được sử dụng ở hầu hết các công trình kiến trúc phương Đông từ xưa đến ngay. 

Trên thực tế, thước Lỗ Ban là loại thước được đúc kết từ kinh nghiệm, nó được đúc kết và đã thử nghiệm từ xưa đến nay để phân định hai khía cạnh tốt-xấu trong phong thủy. Vũ trụ luôn vận động và thay đổi, việc áp dụng đúng sai cũng phải dựa theo thực tế của hiện tại, không phải áp dụng một cách máy móc. Một cây thước đơn thuần không thể làm thay đổi vận mệnh của gia chủ, thước phong thủy Lỗ Ban chỉ là một nghiên cứu theo góc nhìn của ngài Lỗ Ban đối với công trình kiến trúc theo dạng kích thước, phong thủy còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như hướng nhà và cấu trúc loan đầu, hình thế của công trình kiến trúc để quyết định hung cát đối với công trình đó. Vậy nên đừng quá chấp vào một khía cạnh nhỏ để nhận xét, một chi tiết nhỏ được tốt cũng là may mắn thêm đôi chút, có họa cũng giảm được đôi chút.

Thước phong thủy lỗ ban ngày nay được chia làm 3 công dụng chính

  • Thước lỗ ban 52.2 cm: là thước phong thủy dùng để đo khối rỗng, kích thước thông thủy của công trình như cửa sổ, cửa chính, cửa ngõ…
  • Thước lỗ ban 42.9 cm: là thước đo phong thủy kết cấu đặc, chi tiết nhà ở, đồ nội thất như giường, tủ,… 
  • Thước lỗ ban 38.8 cm: là thước phong thủy dùng để đo âm trạch như mồ mả, bia mộ ban thờ… 

Thước Lỗ Ban đo cửa 52.2cm

Thước Lỗ Ban 52.2cm thường được sử dụng nhiều nhất, chủ yếu để đo kích thước thông thủy của cửa, cửa sổ, cửa ngõ...

Thước Lỗ ban 52 được chia làm 8 cung bằng nhau, mỗi cung có 52.2cm. Trong mỗi cung lại chia làm 5 cung nhỏ như hình thước bên trên. 8 cũng có thể là số đo của bát quái và cũng là số thứ tự của hàng đơn vị từ 1 đến 8 của hệ thống bát phân, 5 cũng có thể là ngũ hành: Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ.

Ý nghĩa 8 cung thước lỗ ban đo cửa

  1. Quý Nhân (hành Mộc) là cung Tốt: Gia cảnh được khả quan, làm ăn phát đạt, bạn bè trung thành, con cái thông minh hiếu thảo.
  2. Hiểm Họa (hành Thổ) là cung Xấu: Gia chủ sẽ bị tán tài, lộc, trôi dạt tha phương, cuộc sống túng thiếu, gia đạo có người đau ốm, hư thân, mất nết, bất trung, bất hiếu.
  3. Thiên Tai (hành Thổ) là cung Xấu: Coi chừng ốm đau nặng, chết chóc, mất của, vợ chồng bất hoà, con cái gặp nạn.
  4. Thiên Tài (hành Thủy) là cung Tốt: Chủ nhà luôn may mắn về tài lộc, năng tài đắc lợi, con cái được nhờ vả, hiếu thảo, gia đạo chí thọ, an vui.
  5. Nhơn Lộc (hành Kim) là cung Tốt: Chủ nhà luôn gặp được sung túc, phúc lộc. Nghề nghiệp luôn phát triển, năng tài đắc lợi, con cái thông minh, hiếu học, gia đạo yên vui.
  6. Cô Độc (hành Hỏa) là cung Xấu: Gia chủ hao người, hao của, biệt ly, con cái ngỗ nghịch, tửu sắc vô độ đến chết    
  7. Thiên Tặc (hành Hỏa) là cung Xấu: Coi chừng bệnh đến bất ngờ, hay bị tai bay vạ gió, kiện tụng, tù ngục, chết chóc
  8. Tể Tướng (hành Thổ) là cung Tốt: Gia chủ hanh thông mọi mặt, con cái, tiền tài, danh, sinh con quý tử, chủ nhà luôn may mắn bất ngờ.

Thước Lỗ Ban đo kệ bậc 42.9cm

Thước lỗ ban 42.9cm là loại thước hay sử dụng để đo bậc, kệ, bếp... ít khi dùng loại này. 

Cũng giống như thước Lỗ Ban 52.2, thước Lỗ Ban 42.9 được chia làm 8 cung lớn bằng nhau, nhưng mỗi cung chỉ chia làm 4 cung nhỏ. Thứ tự các cung đi từ trái sang phải có thứ tự là Tài – Bệnh – Ly – Nghĩa – Quan – Kiếp – Hại – Bản. Sau 8 chu kỳ có 42.9cm x 8, thì chu kỳ này lặp lại ban đầu từ Tài. 

Ý nghĩa các cung Thước Lỗ Ban 42.9 cm

Ý nghĩa các cung lớn nhỏ trong thước Lỗ Ban 42.9 như sau:

  1. Cung Tài: là cung đầu tiên, trong đó chia các cung nhỏ
    – Tài đức: là cung tốt về tài và đức
    – Báo khố: là cung có kho của quý, tích trữ được nhiều tài.
    – Lục hợp: là sự hòa hợp, mọi việc được êm xuôi.
    – Nghênh phúc: là cung đón được nhiều phúc.
  2. Bệnh: chia các cung nhỏ
    – Thoát tài: là cung hao thoát tiền
    – Công sự: là cung bị các vấn đề về việc xã hội mà bị bệnh.
    – Lao chấp: là cung liên quan bị tù đày, lao ngục.
    – Cô quả: là cung liên quan đến sự cô độc.
  3. Ly: có các cung nhỏ:
    – Trường bệnh: là cung bệnh tật lâu dài.
    – Kiếp tài: là cung của cải mắc tài, mất tiền của.
    – Quan quỷ: là cung công việc kém tối, bị hãm hại.
    – Thất thoát: là cung bị mất mát.
  4. Nghĩa: Có nghĩa là đạt được điều hay lẽ phải, chia các cung nhỏ:
    – Thêm đinh: là cung tốt về người, đông con cái.
    – Ích lợi: có lợi, có ích.
    – Quý tử: sinh con quý tử.
    – Đại cát: nhiều điều hay, may mắn.
  5. Quan: chia nhỏ thành các cung:
    – Thuận khoa: là cung tiến đường công danh.
    – Hoành tài: tiền nhiề, kiếm tiền nhiều, tiền không ngờ đến.
    – Tiến ích: ích lợi tăng, nhiều việc lợi.
    – Phú quý: Giầu sang, công danh.
  6. Kiếp: Có nghĩa là tai nạn gồm:
    – Tử biệt: chết chóc, chia ly buồn thảm.
    – Thoái khẩu: mất người, chia ly.
    – Ly hương: bỏ quê mà đi.
    – Tài thất: mất tiền của.
  7. Hại: Có nghĩa là bị xấu, bị hại, chia các cung nhỏ:
    – Tai chi: tai nạn đến.
    – Tử tuyệt: chết chóc, tuyệt vọng.
    – Bệnh lâm: mắc bệnh.
    – Khẩu thiệt: cãi vã, thị phi, tranh dành.
  8. Bản: Có nghĩa là gốc, chia các cung nhỏ:
    – Tài chí: tài giỏi sáng suốt.
    – Đăng khoa: đỗ đạt vinh hiển.
    – Tiến bảo: Được dâng của quý, tiền của đến.
    – Hưng vượng: làm ăn phát đạt, gia đạo bền vững.

Thước Lỗ Ban đo âm phần, ban thờ 38.8cm

Thước Lỗ Ban 38.8cm là loại thước thường sử dụng để đo cho các đồ thuộc âm phần như: mộ, bia, ban thờ, bàn thờ... Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm đo mộ lại dùng thước 52.2 và 42.9. 

Khác với hai loại thước 52.2 và 42.9, thước Lỗ Ban 38.8 chia thành 10 cung có độ dài bằng 38.8cm, theo thứ tự là: Đinh – Hại – Vượng – Khổ – Nghĩa – Quan – Tử – Hưng – Thất – Tài.

Ý nghĩa 10 cung của thước Lỗ Ban đo âm phần

  1. Cung Đinh: tức nói về con người, bao gồm:

    – Phúc tinh: cung tốt, đem lại may mắn, cứu giúp, chỉ người giúp đỡ, đem may mắn cho mình.

    – Cấp đệ (Đỗ đạt): Thi cử đỗ đạt.

    – Tài vượng: nhiều tiền của.

    – Đăng khoa: Thi cử đỗ đạt, con cái vinh hiển.

  2. Cung Hại: chỉ những điều mang đến bất lợi. Bao gồm

    – Khẩu thiệt: họa vì lời nói, vì tranh dành thị phi.

    – Lâm bệnh: mắc nhiều chứng bệnh.

    – Tử tuyệt: chỉ việc liên quan đến chết chóc, đoạn tuyệt.

    – Tai chí: hoặc có khi gọi là Họa Chí, chỉ tai họa ập đến bất ngờ.

  3. Cung Vượng

    – Thiên đức: chỉ sự nhờ đức của trời ban.

    – Hỷ sự: chỉ về việc vui, hôn nhân, cưới hỏi...

    – Tiến bảo: Tiền của đến.

    – Nạp Phúc: là thêm phúc, phúc lộc dồi dào.

  4. Cung Khổ: chỉ những niềm khổ ở đời.

    –Thất thoát: mất mát tài sản.

    –Quan quỷ: Tranh chấp, kiện tụng, việc quan hình.

    –Kiếp tài: Bị cướp của, tranh tài đoạt lợi.

    –Vô tự: Không có con nối dõi tông đường.

  5. Cung Nghĩa

    – Đại cát: Cát lành, may mắn.

    – Tài vượng: Tiền của nhiều, kiếm tiền từ việc nghĩa.

    – Ích lợi: Thu được lợi, nhiều việc hay từ nghĩa mà ra.

    – Thiên khố: Kho báu trời cho, trời phát lộc nhờ việc nghĩa.

  6. Cung Quan

    – Phú quý: Giàu có, vinh hiển từ quan chức, làm quan chức được phú quý...

    – Tiến bảo: Được của quý, được tặng ban lộc liên quan đến quan.

    – Hoạch tài: Tiền của nhiều, chỉ tiền đến do không tính đến, cũng liên quan đến quan. 

    – Thuận khoa: Thi đỗ, làm quan.

  7. Cung Tử

    – Ly hương: Xa quê hương.

    – Tử biệt: Có người mất.

    – Thoát đinh: mất mát người, chia ly người trong gia đình.

    – Thất tài: Mất tiền của.

  8. Cung Hưng

    – Đông Khoa: Thi cử đỗ đạt, con cái đều đỗ đạt cao.

    – Quý tử: Con ngoan, sinh được con trai khỏe mạnh, giỏi giang.

    – Thêm đinh: Có thêm người trong nhà (con cái, nạp thêm người...).

    – Hưng vượng: Giàu có, bền lâu.

  9. Cung Thất

    – Cô quả: Cô đơn, lẻ loi.

    – Lao chấp: Bị tù đày, khốn khổ.

    – Công sự: Dính dáng tới chính quyền.

    – Thoát tài: Mất tiền mất của, phải chi tiền việc không mong muốn.

  10. Cung Tài

    – Nghinh phúc: Phúc đến, tài đến.

    – Lục hợp: chỉ sự hòa hợp, không còn xung khắc.

    – Tiến bảo: Tiền của đến, được tặng đồ quý...

    – Tài đức: Có tiền và có đức.

Đây là kiến thức đã tham khảo nhiều nguồn khác nhau, việc đúng sai của thước Lỗ Ban vẫn chưa có thể rõ ràng chính xác được. Mong quý vị hữu duyên tham khảo, nếu ai có kiến thức chuyên môn, hãy vui lòng đóng góp để kiến thức xã hội chúng ta ngày càng được tiến bộ, mở rộng thêm.

 

Hãy để lại bình luận của bạn với chúng tôi

Đang xử lý...
(Thay đổi)
Nhập thông tin
  • QTrần Đức Quýnh
    Sao tôi không nhìn thấy bình luận của mình đâu vậy các bác?
    Trả lời:
  • QTrần Đức Quýnh
    Thước 38,8 dùng để đo âm trạch, nhưng đo thế nào ạ, đo cả khoảng thông thuỷ lẫn khối đặc bằng một cái thước ấy hay chỉ đo khối đặc thôi ạ?
    Trả lời:
    Huyền ĐànQuản trị viên

    Thuốc lỗ ban 38.8cm hay còn gọi là thuốc Âm trạch được sử dụng để tính toán các khoảng đặc cho các vật dụng dùng trong nhờ cúng a nhé

  • tTrần đình tấu
    Thước 38.8cm âm Trạch còn dài nữa thì tính làm sao
    Trả lời:
    Huyền ĐànQuản trị viên

    Anh nhập chiều dài vào ô cm là nó tự động nhảy đến. Hoặc cũng có thể vuốt đến số cm cần tìm nhé